Hậu covid, các bệnh lý về phổi dần phổ biến và trẻ hóa hơn như viêm phổi, suy hô hấp,… Để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, tránh các bệnh lý nguy hiểm cần tránh xa thuốc lá, hạn chế việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Ngoài ra tập thể dục và có chế độ ăn khoa học với thực phẩm bổ phổi là một lựa chọn tối ưu.
Để giúp lá phổi luôn khỏe mạnh và tránh được các bệnh lý nguy hiểm thì cách tốt nhất là tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi.
Lá phổi có chức năng trao đổi và lọc khí từ bên ngoài vào cơ thể và ngược lại. Giúp cơ thể hấp thụ Oxy và loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể. Ngoài ra Phổi còn lọc bóng khí hay máu đông trong tĩnh mạch….
Theo ước tính mỗi người trung bình hít thở khoảng 20000 lần/ngày. Nghĩa là lá phổi phải hoạt động liên tục trong ngày để đảm bảo hoạt động của cơ thể.
Phổi có vai trò quan trọng nhất nhì trong các cơ quan nội tạng, giúp não và các tế bào khác duy trì hoạt động. Lá phổi cũng là cơ quan phải tiếp xúc với tác nhân ngoài môi trường nhiều nhất. Vì vậy phổi dễ bị nhiễm khuẩn, virus,… khiến chức năng suy yếu ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Cơ thể sẽ có phản ứng rõ ràng khi phổi có vấn đề tùy mức độ như: Ho (ho khan, ho có đờm), tức ngực, khó thở,…
Vậy có cách gì để bảo vệ và tăng cường chức năng cho lá phổi? Đầu tiên chính là tránh xa thuốc lá, dù là hút trực tiếp hay hít phải từ người hút thuốc cạnh bạn. Nếu có thể, bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khí thải, bụi mịn,… Tập thể dục cũng là một cách giúp tăng cường chức năng phổi. Nếu là người ít vận động, bạn cần tăng cường độ tập lên từ từ để phổi thích nghi. Việc tập nặng ngay sẽ khiến lá phổi “nhàn hạ” của bạn bị quá tải và gây khó thở. Và một cách tuyệt vời khác mà gần như ai cũng có thể thực hiện đó là thông qua thực phẩm tốt cho phổi cũng như hệ hô hấp.
Hiện nay, bệnh lý ở phổi ngày càng phổ biến, nhất là sau sự càn quét của covid. Các bệnh lý có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Như đã nói ở trên, một trong những cách đảm bảo phổi khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý nguy hiểm thì cách tốt nhất chính là bổ sung các loại thực phẩm tốt cho phổi vào thực đơn khoa học.
Một số nhóm thực phẩm tốt cho phổi:
• Rau họ cải: Những loại rau như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải... có chứa chất chống oxy hóa nên sẽ giúp cho cơ thể loại bỏ độc tố và các gốc tự do. Bạn có thể bổ sung các loại rau này vào thực đơn hàng ngày để giúp lá phổi khỏe mạnh. Đặc biệt bắp cải tím chứa lượng anthocyanin dồi dào. Các sắc tố thực vật này có thể giúp ngăn sự suy giảm chức năng phổi.
• Thực phẩm chứa carotene: Carotene là một chất tạo màu vàng, cam đỏ cho rau củ. Có tính oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa những tác động gây ung thư phổi. Carotene đặc biệt có nhiều trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ như cà rốt, bí đỏ,….
• Táo là một trong những loại thực phẩm tốt cho phổi bởi nó có chứa vi chất và vitamin giúp duy trì chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về phổi.
• Gừng và nghệ: Các chức năng kháng viêm có trong gừng và nghệ sẽ lọc những chất ô nhiễm trong phổi. Bổ sung lượng lớn curcumin để loại bỏ các tế bào ung thư.
• Thực phẩm chứa Omega-3: Axit béo Omega-3 rất có lợi đối với sức khỏe. Các thực phẩm giàu Omega-3 phải kể đến: Cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,...), các loại hạt (óc chó, hạnh nhân,..)....đều có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.
• Thực phẩm chứa folate (vitamin B9): Những thực phẩm chứa folate rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh về ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Những loại thực phẩm tốt cho phổi, giàu folate có thể bổ sung hàng ngày là rau chân vịt, măng tây, củ cải và đậu lăng....
• Tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng allicin cao, có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng và phá bỏ các gốc tự do để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở phổi. Có thể khẳng định tỏi là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh phổi mà ai cũng có thể dùng.
• Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Điển hình với khả năng giúp nâng cao đề kháng, bổ sung C không chỉ bảo vệ lá phổi mà còn hạn chế bệnh vặt. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, ớt chuông, chanh, bưởi, nước ép rau củ, cà chua, dứa, xoài,... sẽ giúp phổi vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể hiệu quả nhất. Những người có phổi bị tổn hại bởi khói thuốc lá nên tiêu thụ thêm 35mg vitamin C mỗi ngày.
• Quả họ dâu: Các loại quả họ dâu là thực phẩm tốt cho phổi bởi nó chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, polyphenol anthocyanin, beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Các chất chống oxy hóa này sẽ giúp bảo vệ phổi khỏi dịch bệnh, nhiễm trùng và giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
• Bưởi: Theo nghiên cứu, những khoáng chất và vitamin có trong quả bưởi rất tốt trong việc đẩy lùi các tế bào ung thư ở phổi, đồng thời hạn chế được diễn biến xấu của bệnh.
• Nước: Nước có thể giúp làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan ở cơ thể, trong đó có phổi. Uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ những độc tố và bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh.
• Lựu: Trong quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những chất dinh dưỡng trong lựu có thể làm chậm quá trình phát triển của khối u phổi nếu có.
• Thực phẩm chứa magie: Magie là 1 loại khoáng chất thường được các bác sĩ đề nghị bổ sung cho người mắc bệnh lý ở phổi. Nguyên nhân là bởi nó có thể giúp tăng dung tích phổi và tăng hiệu quả của quá trình hô hấp.
• Yến sào: Yến là thực phẩm quý giá với sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng đã dạng. Đối với lá phổi, dưỡng chất của yến giúp làm sạch phổi, tăng cường chức năng của phổi và hệ hô hấp. Hàm lượng chất chống oxy hóa đa dạng nên dùng yến giúp ngăn chặn các gốc tự do phát triển, phòng ngừa ung thư hiệu quả
Tóm lại, nếu bạn muốn làm sạch và giữ cho phổi khỏe mạnh thì hãy rèn luyện thói quen tập thể dục, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho phổi.
Bản quyền thuộc về Yến Nhà Mộc được thiết kế bởi Tâm Phát