Hầu hết người mắc bệnh tiểu đường và ung thư thường do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Vì vậy, ngoài điều trị bằng các phương pháp hóa học, xạ trị gây đau đớn cho người bệnh, các phương pháp thực dưỡng cũng được chú trọng và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh tiểu đường và ung thư.

Một chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh có thể sống chung với các căn bệnh mà không lo những biến chứng. Thậm chí, còn có thể giúp tình trạng sức khỏe cải thiện. Sau đây, Nhà Mộc xin giới thiệu các món ăn dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường và ung thư, giúp kiểm soát được lượng đường cũng như các tế bào của bệnh ung thư.

1. Những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường và ung thư nên tránh

Tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân ổn định được lượng đường trong máu, giảm được lượng thuốc cần dùng, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình biến chứng.

Vậy bệnh nhân tiểu đường và ung thư nên kiêng gì để tránh những biến chứng xảy ra? Cùng Nhà Mộc tham khảo thông tin về những thực phẩm cần tránh của bệnh ung thư và tiểu đường dưới đây nhé!

Đối với bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cũng cần dinh dưỡng để phát triển như người bình thường. Bí quyết ở đây chính là kết hợp đúng những loại thực phẩm lành mạnh để giữ cho mức đường huyết luôn ổn định

Những thực phẩm mà bệnh tiểu đường nên tránh:

Các loại thực phẩm ngọt: Với những thực phẩm ngọt như kẹo, bánh ngọt, hoa quả quá ngọt… đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tránh xa. Vì nếu sử dụng quá mức, lượng đường trong máu sẽ tăng lên vượt mức cho phép.

Tinh bột: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu sau mỗi bữa ăn, nhưng bệnh nhân tiểu đường luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn quá nhiều cơm trong một bữa ăn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Trái cây khô: Tuy trái cây khô có chứa nhiều chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao, nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng.

Sữa: Trong sữa có chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nên thay thế bằng các loại sữa không đường hoặc ít béo.

Để kiểm soát mức đường huyết, bạn nên theo dõi thường xuyên chất bột đường trong khẩu phần ăn của mình, kể cả những bữa ăn chính hay các món ăn vặt vì thực phẩm có chứa lượng tinh bột cao sẽ có tác động làm tăng đường huyết trong máu.

Đối với bệnh nhân ung thư

Đối với bất kỳ người bệnh ung thư nào, ngoài áp dụng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, có một thực đơn ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm có hại sau đây sẽ giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau do căn bệnh quái ác đem lại:

Thức ăn lên men

Thức ăn lên men là món ăn đại kỵ đối với những bệnh nhân ung thư, vì qua nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy, những món ăn như dưa muối, thịt ngâm, thịt muối thường có nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng có nguy cơ gây phát triển ung thư rất mạnh.

Thực phẩm nướng

Đối với những thực phẩm nướng cũng vậy, bạn nên hạn chế sử dụng vì trong món nướng có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon một loại chất có khả năng gây ung thư rất cao.

2. Thực đơn món ăn sức khỏe cho người bệnh tiểu đường và ung thư

Rất ít bệnh nhân tiểu đường và ung thư biết điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý. Nhiều người bệnh áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt như ăn chay hoặc thậm chí nhịn ăn để hạn chế sự phát triển của khối u. Đừng quá hà khắc với bản thân mình mà hãy thử tham khảo các món ăn phù hợp tình trạng sức khỏe của mình, bạn nhé!

2.1 Món ăn sức khỏe dành cho người tiểu đường

Tiểu đường là bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống thường nhật của bệnh nhân và để lại nhiều biến chứng nếu người bệnh không thiết thập cho mình một chế độ ăn uống khoa học.

Vì số lượng thực phẩm bị hạn chế, nên việc cân bằng chế độ ăn uống sao cho năng lượng vừa đủ lại đảm bảo dinh dưỡng rất khó khăn với nhiều bạn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thực đơn cho người bệnh tiểu đường dưới đây.

Nấm xào với cải xanh và bắp non

Nấm xào cải xanh bắp non là món ăn thần kỳ cho người bệnh tiểu đường vì trong cải xanh có chứa nhiều vitamin A, P giúp làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết của người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gram cải xanh, 50 gram bắp non, 150 gram nấm hương, và các gia vị như muối, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn.

Bước 1: Cải xanh nhặt bỏ lá úa, rửa sạch rồi thái khúc. Với nấm hương và bắp, bạn có thể cắt nhỏ tùy sở thích của mỗi người.

Bước 2: Cho dầu lên chảo rồi cho hành tím với tỏi vào phi thơm, khi thấy hành đã thơm, bạn cho nấm vào xào tiếp.

Bước 3: Khi nấm đã chín, bạn cho tiếp bắp non và cải đã cắt khúc vào xào cùng. Lúc này, bạn nêm gia vị vừa vặn, xào tầm 3 phút nữa thì tắt bếp. Đơn giản vậy thôi là bạn đã có một món ăn thơm ngon rồi đấy!

Chưng yến hạt sen với táo đỏ

Yến chưng hạt sen là món ăn vô cùng bổ dưỡng, giúp người bệnh mau lấy lại sức khỏe mà không lo tăng đường huyết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tổ yến đã tinh chế 3- 5 gram, 100 gram hạt sen, 50 gram táo đỏ khô.

Bước 1: Lấy yến sào đã chuẩn bị, ngâm nước khoảng 20- 30 phút cho yến nở đều ra, sau đó vớt ra để cho ráo nước. Hạt sen khô ngâm khoảng 1 giờ, vớt ra cho vào nồi đun với một ít nước cho hạt sen mềm.

Bước 2: Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ vào cùng đun tiếp, để lửa nhỏ cho hỗn hợp chín đều.

Bước 3: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào chén chưng có nắp, hấp cách thủy trong khoảng 30- 45 phút. Chưng cách thủy để yến giữ được chất dinh dưỡng ban đầu.

Bước 4: Cho hỗn hợp yến sào với hạt sen táo đỏ vào đun thêm khoảng 5 phút, thế là bạn đã có một món yến chưng hạt sen với táo đỏ ngon hấp dẫn.

2.2 Món ăn sức khỏe dành cho người bị ung thư

Đối với những bệnh nhân ung thư, sự ảnh hưởng của khối u hay các biện pháp điều trị bệnh đã vắt kiệt sức khỏe của người bệnh. Do đó, họ thường không có khẩu vị, chán ăn, không chịu ăn, dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng. Do đó, bạn cần thay đổi các món ăn thường xuyên, đem đến cho người bệnh những món ăn phong phú hấp dẫn. Thực đơn gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có những bữa cơm thật đa dạng.

Thịt heo hầm với cơm

Thịt heo hầm là món ăn được bác sĩ khuyên dùng dành cho người bệnh ung thư bởi trong thịt heo có chứa nhiều vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, một số khoáng chất như calci, kali và sắt ở dạng dễ hấp thụ, giúp cho người bệnh mau phục hồi sức khỏe.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 kg thịt ba chỉ, 1 củ hành tây xắt lát, 15g tỏi băm, muối, tiêu, hành lá, 30ml nước tương, 30ml rượu gạo.

Bước 1: Sau khi chuẩn bị những nguyên liệu xong, bạn nên thái mỏng thịt ba chỉ và lạp xưởng.

Bước 2: Đổ nước vào nồi theo tỷ lệ 1: 1, ngâm gạo trong 30 phút rồi bắt đầu nấu. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa lại, đợi đến khi mặt trên khô lại không còn nước, bạn xếp thịt ba chỉ và lạp xưởng lên rồi nấu tiếp khoảng 10 phút nữa.

Bước 3: Bạn cho 1 muỗng nước tương, muối, đường, một ít mè ra một bát riêng rồi trộn đều. Sau đó, đổ bát nước tương có đủ gia vị lên trên mặt thịt, hầm thêm vài phút.

Vậy là bạn đã có món ăn cực kỳ đơn giản nhưng lại dinh dưỡng cho người bệnh ung thư rồi đấy!

Cháo yến sào nếp than

Yến sào và nếp than là hai loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Nếp than chứa nhiều chất xơ không hòa tan có tác dụng chữa bệnh ung thư rất hiệu quả, mà trong yến sào lại có nhiều dưỡng chất quý giúp người bệnh mau lấy lại sức khỏe. Đây là món ăn được bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho người bệnh ung thư.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100gram nếp than, 50 gram yến sào, và các nguyên liệu khác như  mật ong, nước dừa, đu đủ…

Bước 1: Rửa sạch nếp than, đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu

Bước 2: Bạn cho nếp và nước vào nồi, đun bằng lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó giảm lửa nhỏ rồi đun thêm 30 phút nữa cho đến khi nếp nở. Kế tiếp, bạn cho yến sào vào nấu tiếp khoảng 15 phút nữa bằng lửa nhỏ.

Đến khi cháo đặc lại, bạn chỉ cần thêm một chút mật ong, nước dừa vào trộn đều, rắt đu đủ hạt lựu lên trên. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món cháo nếp than yến sào rồi đấy. Dùng ngay khi còn nóng, món ăn sẽ ngon và đậm đà hơn.

3. Những lưu ý khi sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư và tiểu đường

Tổ yến là loại thực phẩm cao lương mĩ vị, chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ít loại thực phẩm nào có thể so sánh được. Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, tổ yến sào chứa 18 loại axit amin và hơn 30 loại vi lượng quan trọng đối với cơ thể, nên món ăn này có thể mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho con người.

Những người mắc bệnh ung thư và tiểu đường càng nên ăn yến sào vì trong yến sào có chất glycoprotein – một hoạt chất thúc đẩy việc tăng trưởng tế bào, ngăn cản sự lây lan của tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh tiểu đường.

Thời gian điều trị ung thư và tiểu đường là một quá trình lâu dài. Vì thế, người dùng yến sào không nên sử dụng trong suốt quá trình điều trị. Sau khi khỏi bệnh nên tiếp tục sử dụng thêm một thời gian nữa để cung cấp những chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giúp nhanh bình phục.

Khi sử dụng yến sào hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và tiểu đường, người bệnh nên hạn chế sử dụng khi đang bị bệnh cảm mạo, đau bụng do lạnh, đầy bụng, bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp, sốt cao. Vì cơ thể lúc này đang trong quá trình chuyển hóa kém, ăn yến vào lúc này khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Hiện nay, các sản phẩm tổ yến sào được bán rộng rãi trên toàn quốc, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng đáng tin cậy, vì thế khi mua yến sào các bạn hãy tìm đến những địa chỉ tin cậy, uy tín, thương hiệu nổi tiếng về yến sào như https://yennhamoc.vn/ của Nhà Mộc để tìm được những sản phẩm chất lượng nhất nhé!
 

Bài viết liên quan

Bản quyền thuộc về Yến Nhà Mộc được thiết kế bởi Tâm Phát