Yến sào được coi là thần dược bởi chứa tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Nhiều loại trong đó cơ thể không thể tự tổng hợp. Vì vậy, yến sào rất tốt cho người bệnh, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Yến sào có tác dụng thế nào với người bệnh?

Đối với người bệnh xương khớp, dùng tổ yến giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương rất tốt. Không chỉ vậy, dùng yến còn giúp ngừa bệnh thoái hóa khớp, lão hóa cột sống, ngừa tình trạng giãn cơ, mệt mỏi. Điều này là nhờ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp: canxi, acid syalic, tyrosine, lysin.

Yến sào cũng đã được chứng mình là rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Yến sào chứa Leucine và Isoleucine có khả năng hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu. Vì vậy người bệnh tiểu đường ăn yến sào sẽ giúp kiểm soát đường huyết ổn định.

Proline, Acid aspartic, Valine và Kẽm được tìm thấy trong yến sào có tác dụng phục hồi và thúc đẩy vết thương mau lành rất tốt. Vì vậy người bệnh sau phẫu thuật sử dụng yến sào sẽ rất tốt cho sự hồi phục.

Yến sào còn chứa Threonine - có tác dụng hỗ trợ giảm rối loạn đường ruột, viêm dạ dày và khó tiêu. Ngoài ra, Yến chứa một hàm lượng nhỏ phenylalanine và cystine có tác dụng tăng cường niêm mạc bảo vệ dạ dày và ruột, giúp kích thích vị giác.

Dùng yến sào đúng cách cho người bệnh  

Để tổ yến giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và phát huy hiệu quả tối đa thì cần được chế biến đúng cách. Dưới đây là cách chưng yến với Táo đỏ, Sen, Kỷ tử và đường phèn - 1 trong những cách chưng bổ dưỡng cho người bệnh:                 

Bước 1: Sơ chế

Với yến thô, xả sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước sau đó ngâm trong nước cho sợi nở. Sau đó vớt ra một đĩa trắng rồi tiến hành nhặt sạch lông.

Với tổ yến tinh chế bạn chỉ cần ngâm nước sạch 20-30 phút cho yến nở là có thể đem chưng.

Với các nguyên liệu chưng kèm:

Hạt sen cần nấu mềm trước khi chưng cùng yến.

Nguyên liệu Táo đỏ, Kỷ tử rửa sơ qua với nước sạch, để ráo.

Bước 2: Chế biến

Tổ yến đã ngâm cho vào hũ/bát có nắp đậy kín. Cho Táo đỏ, Hạt sen vào, đổ nước ngập đồ. Đậy kín nắp rồi tiến hành chưng/hấp cách thủy trong khoảng 20-25 phút. Sau đó cho Kỷ tử, đường phèn vào với lượng vừa ăn rồi chưng tiếp 5 phút. Vậy là bạn đã có một phần yến bổ dưỡng, đặc biết rất tốt cho người ốm, bệnh người cần phục hồi cơ thể.

Ngoài những nguyên liệu trên, bạn cũng có thể lựa chọn chưng cùng các nguyên liệu bổ dưỡng khác như: Nhãn, Hạt chia, Nấm đông trùng, Saffron, Đông trùng hạ thảo,...

Một số lưu ý khi chưng yến:

  • Không ngâm yến, rửa yến với nước nóng. Nhiều người cho rằng dùng nước nóng sẽ sạch hơn. Tuy nhiên dùng nước nóng để rửa sẽ làm mất dinh dưỡng trong yến.
  • Cần sơ chế tổ yến thô thật cẩn thận để loại bỏ tạp chất và lông yến để không làm ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng của yến chưng.
  • Nếu không quen với mùi tanh của tổ yến bạn có thể chưng cùng 1-2 lát gừng để khử tanh. Ngoài ra dùng gừng còn giúp giảm tính hàn của tổ yến.
  • Nên hấp cách thủy bát yến. Nếu chưng thì nước trong nồi không nên ngập quá ½ so với bát yến chưng. Nếu nước ngập quá cao khi sôi nước có thể tràn vào bát, ảnh hưởng đến chất lượng yến.
  • Không ngâm, chưng yến quá lâu vì sẽ làm mất dinh dưỡng trong yến
  • Tùy vào loại yến thời gian chưng cũng sẽ khác nhau. Yến già cần chưng lâu hơn yến non tổ. Yến vụn, yến baby sợi ngắn thời gian chưng sẽ ngắn hơn so với yến sợi. Đặc biệt nếu bạn dùng chân yến thì thời gian chưng cần lên đến 60 phút để chân yến có thể nở và được hấp thu tốt nhất.

Bài viết liên quan

Bản quyền thuộc về Yến Nhà Mộc được thiết kế bởi Tâm Phát