Dinh dưỡng đầy đủ cung cấp năng lượng giúp chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Vì vậy người bệnh phòng hậu phẫu cần chế độ dinh dưỡng đặc biết.
Tuy nhiên, để chọn được các món ăn đầy đủ dinh dưỡng phù hợp mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh là một việc không hề dễ dàng.
Người bệnh cần được chăm sóc cả trước và sau khi tiến hành phẫu thuật. Nếu không được chăm sóc đầy đủ có thể dẫn đến di chứng hậu phẫu. Do sức khỏe lúc này giảm sút nhiều, sức đề kháng vốn có cũng suy giảm. Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng và khả năng kháng viêm của cơ thể giúp vết
Giai đoạn này nên bổ sung thức ăn mềm, giảm tải tối đa cho hệ tiêu hóa. Nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp protein và vitamin, khoáng chất. Như vậy sẽ giúp cơ thể đủ khỏe mạnh để trải qua quá trình phẫu thuật. Giúp vết mổ có thể mau lành hơn, hạn chế nhiễm trùng.
Thời điểm đầu hậu phẫu cơ thể cũng như hệ tiêu hóa còn yếu. Người bệnh còn trong thời gian chờ tan thuốc mê. Vì vậy lúc này dinh dưỡng được truyền qua mạch. Khi mới tỉnh cũng chỉ nên cung cấp dinh dưỡng dạng nước.
Sau 3-5 ngày, cơ thể dần phục hồi sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Nhưng món ăn vẫn ở dạng mềm dễ hấp thu.
Đủ dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu giúp cơ thể mau lành thương. Ngoài ra cần chú ý lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn. Lúc này cơ thể và hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị ảnh hưởng dù là tác động nhỏ từ thực phẩm không đảm bảo.
Bí đỏ giàu vitamin A, C và acid béo có lợi như Omega-3 và Omega-6, thúc đẩy lành vết thương, ngừa viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch.
Thịt heo lại giàu sắt, vitamin nhóm B giúp tăng tạo máu, giàu protein, cung cấp năng lượng hỗ trợ bệnh phục hồi tốt hơn.
Nếu người bệnh không dị ứng hải sản, thì cá hồi là nguồn cấp Protein dồi dào. Ngoài ra còn có vitamin A, D, các vitamin nhóm B, khoáng chất như Fe, Kẽm, Selen,… tăng cường trao đổi chất, cũng cố hệ miễn dịch và làm vết thương mau lành.
Các món ăn từ nấm: Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg tại Baltimore (Mỹ) công bố, nấm có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua các hợp chất lentinan có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Một số món ăn từ nấm có thể kể đến như canh đậu hũ nấm hương, cải thìa xào nấm, nấm xào thịt,…
Nên dùng yến chưng hạt sen sau khoảng 5 ngày kể từ khi phẫu thuật. Tổ yến chứa nhiều dinh dưỡng, giàu acid amin và khoáng chất giúp phục hồi toàn diện.
Hạt sen có tác dụng an thần, bổ khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa. Kết hợp cùng tổ yến giúp người bệnh khôi phục hệ tiêu hóa và vị giác sau khi phẫu thuật.
Từ xưa, Tổ yến đã được biết đến là món ăn bồi bổ sức khỏe mà chỉ có vương công, quý tộc mới được thưởng thức. Ngày nay, tuy vẫn là món ăn quý nhưng có nhiều người có cơ hội thưởng thức hơn. Với người thể trạng yếu, hay ốm vặt cần bồi bổ thì yến là lựa chọn hoàn hảo. Bởi lượng dinh dưỡng đa dạng mà yến sào mang lại.
Theo số liệu nghiên cứu, yến sào có đến 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleucine có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau các cuộc phẫu thuật. Phenylalanine giúp giảm đau, phục hồi sau phẫu thuật. Valin trong tổ yến còn giúp tạo máu, bổ sung hồng cầu.
Vì vậy, món ăn từ tổ yến được ưa chuộm và làm quà biếu khi thăm bệnh. Tuy nhiên với người thể trạng yến cũng cần lưu ý khi sử dụng để đạt chất lượng tốt nhất.
Bản quyền thuộc về Yến Nhà Mộc được thiết kế bởi Tâm Phát